TRƯƠNG BÁCH CHIẾN

Xin post bài với cách viết của NGƯỜI VIỆT, NGÔN NGỮ VIỆT. Sẽ xóa vĩnh viễn các NICK đăng bài thô tục, không có dấu.

Join the forum, it's quick and easy

TRƯƠNG BÁCH CHIẾN

Xin post bài với cách viết của NGƯỜI VIỆT, NGÔN NGỮ VIỆT. Sẽ xóa vĩnh viễn các NICK đăng bài thô tục, không có dấu.

TRƯƠNG BÁCH CHIẾN

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
TRƯƠNG BÁCH CHIẾN

Chào mừng các bạn đến với trang giao lưu PHÂN TÍCH - KIỂM NGHIỆM - CHẤT LƯỢNG. Hãy đăng nhập để được tham gia Forum cùng Admine Trương Bách Chiến. Phần popup Quảng cáo, xin các bạn đừng Click vào. Cảm ơn.


    SỮA ĐẶC VÀ SỮA BỘT - Xác định hàm lượng chất khô và hàm lượng nước theo TCVN

    truongbachien
    truongbachien
    Admin


    Tổng số bài gửi : 153
    Join date : 13/09/2013
    Tuổi : 39

    SỮA ĐẶC VÀ SỮA BỘT - Xác định hàm lượng chất khô và hàm lượng nước theo TCVN Empty SỮA ĐẶC VÀ SỮA BỘT - Xác định hàm lượng chất khô và hàm lượng nước theo TCVN

    Bài gửi by truongbachien Thu Apr 10, 2014 10:01 am

    SỮA ĐẶC VÀ SỮA BỘT
    Xác định hàm lượng chất khô và hàm lượng nước
    ________________________________________


    TCVN

    TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

    TCVN 5533:1991
    (ST SEV 735-77)


    LỜI NÓI ĐẦU
    TCVN 5533:1991 phù hợp với ST SEV 735-77
    TCVN 5533:1991 Do Hội Tiêu chuẩn Việt nam biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng đề nghị và được Ùy ban Khoa học Nhà nước ban hành theo quyết định số 654/QĐ ngày 30 tháng 10 năm 1991.







    SỮA ĐẶC VÀ SỮA BỘT
    Xác định hàm lượng chất khô và hàm lượng nước
    Condensed milk and powered milk
    Determination of solids content and water content

    Tiêu chuẩn này áp dụng cho sữa đặc có đường và không có đường, và sữa bột và qui định phương pháp xác địnhhàm lượng chất khô trong sữa đặc có đường và không có đường,và xác định hàm lượng nước trong sữa bột.
    Tiêu chuẩn này phù hợp với ST SEV 735-77
    1. Xác định hàm lượng chất khô trong sữa đặc có đường và không có đường
    1.1. Thuật ngữ và định nghĩa.
    Chất khô của sữa đặc có đường vàkhông có đường là phần còn lại của mẫu sau khi sấy khô ở nhiệt độ ( 102 ± 2)0C đến khối lượng không đổi và được biểu thị bằng gam trên 100g sản phẩm.
    1.2. Bản chất của phương pháp.
    Pha loãng bằng nước, trộn với cát, đem sấy khô ở nhiệt độ ( 102 ± 2 )0C.
    Khối lượng sau khi sấy là khối lượng chất khô.
    1.3. Thiết bị và vật liệu phụ.
    1.3.1. Cân phân tích có giới hạn cân 200g với giá trị vạch chia 0,0001g.
    1.3.2. Bình hút ẩm trong có chứa silicagen với các chất chỉ thị độ ẩm hoặc canxi clorua đã được nung.
    1.3.3. Tủ sấy điều chỉnh được nhiệt độ ( 102 ± 2 )0C. (nhiệt độ phải đều trong mọi vị trí ở tủ ).
    1.3.4. Chén cân bằng kim loại không bị ăn mòn ( nhôm, niken, thép không gỉ ) hoặc thủy tinh, có chiều cao khoảng 2,5cm và đường kính khoảng 7cm, và có nắp đậy kín.
    1.3.5.Cát thạch anh, cát biển hoặc cát song lọt qua sàng với cỡ hạt lọt qua sàng 10 lỗ/cm2 ( đường kính lỗ từ 1 đến 1,5mm ).
    Cát sông rửa sạch bằng nước một vài lần cho tới khi nước trong. Sau đó ngâm cát ( cát thạch anh, cát biển, cát sông ) vào axit clohidric đậm đặc và nóng hoặc axit clohidric pha loãng (1:1) từ 9 đến 10h. Khuấy một vài lần bằng đũa thuỷ tinh. Sau rửa sạch axit bằng nước , sau bằng nước cất cho đến khi không còn phản ứng iôn clo ( phản ứng bạc nitrat ), sấy khô, nung và bảo quản trong bình có nắp kín. Kiểm tra độ sạch của cát sông bằng cách sấy lượng cát cân ở nhiệt độ (102 ± 2)0C đến khối lượng không đổi, rồi làm ẩm cát bằng nước cất, rồi sấy đến khối lượng không đổi. Khối lượng cát không được thay đổi.
    1.3.6. Bình, lọ có nắp đậy kín dùng để trộn mẫu.
    1.3.7. Đũa thủy tinhcó đầu dẹt ;
    1.3.8. Pipet dung tích 5ml ;
    1.3.9. Nhiệt kế có giới hạn đo từ 0 đến 1000C và từ 0 đến 1500C, có giá trị vạch chia 10C ;
    1.3.10. Dụng cụ đốt nóng ;
    1.3.11. Thìa hoặc bay trộn bằng vật liệu không gỉ ;
    1.3.12. Nổi cách thủy khống chế được nhiệt độ:
    a) Từ 30 đến 400C với sữa đặc có đường ;
    b) Từ 40 đến 600C với sữa đặc không đường;
    1.3.13. Nồi cách thủy ở nhiệt độ nước sôi ;
    1.3.14. Nước cất.
    1.4. Lấy mẫu .
    Lấy mẫu theo sự thỏa thuận giữa các bên.
    1.5. Chuẩn bị mẫu .
    1.5.1. Lấy hộp sữa đặc không có đường mới sản xuất, lắc mạnhvà lật một vài lần, sauđómở nắp hộp và rót sữa sang bình ( chú ý lấy hết sữa còn dính ở nắp, đáyvà thành bình ),dung thìa khuấy đều, rồi rót từ bình nọ sang bình kia vài lần và đậy nắp kín.
    Nếu mẫu sản phẩm đã cũ hoặc bị phân lớp thì trước khi mở nắp, cho hộp sữa vào nồi cách thủy có nhiệt độ từ 40 đến 600C trong hai giờ, cứ 15 phút lấy hộp sữa ra và lắc mạnh. Làm nguội hộp sữa đến nhiệt độ phòng, mở nắp hộp và dung thìa khuấy đềutrên dưới cần thận róthết sữa sang hộp khác và đậy kín.
    1.5.2. Nếu sữa đặc có đường mới sản xuất, lắc mạnh và lật hộp vài lần, mở nắp hộp, dung thìa hoặc bay trộn khuấy thật đều lớp trên và lớp dưới. Trút hết sữa sangbình khác (chú ý lấy hết sữa còn dính ở nắp, đáy và thành hộp ), đậy nắp kín.
    Nếu sữa được bao gói ở dạng túi ( tuýp ) thì bóp hết sữa vào bình sau đó cắt dọc túi và lấy hết sữa trong bao bì cho vào bình khuấy đều và đậy nắp.
    Nếu sữa đã cũ hoặc phân lớp, lấy hộp hoặc túi đựng sữa cho vào nồi cách thủy ở nhiệt độ 30 đến 400C trong hai giờ. Cứ 15 phút lại lấy hộp hoặc túi ra và lắc thật mạnh. Mở nắp hộp hoặc túi, lấy hết sữa sang bình khác, vét hết sữa dínhtrên bao bì, để nguội đến nhiệt độ phòng,khuấy đều vàđậy nắp.
    1.6. Tiến hành thử
    Cho vào chén khoảng 25g cát và đũa thủy tinh đặt chén cân đã mở nắp và nắp chén vào tủ sấy ở nhịêt độ ( 102 ± 2 )0C trong 2 giờ. Làm nguội chén đã đậy nắp trong bình hút ẩm đến nhiệt độ phòng và cân, phép cân này và các phép cân sau được tiến hành với độ chính xác đến 0,0001g.
    Gạt cát sang một bên của chén cân và rót váo đó 1,5g mẫu, hơi nghiêng chén cân và rót 5ml nước ở nhiệt độ 80 đến 900C sao chonước không lẫn vào cát. Dùng đũa thùy tinh khuấy đều sữa với nước, sau đó trộn lẫn với cát để lại đũa thủy tinh trong chén cân.
    Đặt chén cân vào nối cách thủy sôi trong 20 phút, thỉnh thoảng dung đũa khuấy đều. Chuyển chén cân có hỗn hợp đó và đũa thủy tinhvào tủ sấy ở nhiệt độ ( 102 ± 2 )0C trong khoảng 90 phút, đậy nắp chén cân và làm nguội trong bình hút ẩm đến nhiệt độ phòng và đem cân. Cho phép sấy lần thứ nhất trong tủ sấy ở nhiệt độ ( 102 ± 2 )0C từ 2 – 3 giờ không dung nồi cách thủy.
    Sấy lại trong 1 giờ, làm nguội và cân lặp lại việc sấy cho đến khi chênh lệch khối lượng giữa 2 lần cân của hai lần sấyliên tiếp khônglớn hơn 0,0005g. Nếu sau khisấy lại mà khối lượng tăng, lấy kết quả nhỏ nhất.
    1.7. Tính toán kết quả
    Hàm lượng chất khô ( X ) tính bằng gam, trên 100 g sản phẩm tính theo công thức :
    X = ( ( M3 – M1 )/ ( M2 – M1 ))* 100
    Trong đó : M1 - Khối lượng chén cân có cát, đũa, nắp, g ;
    M2 – Khối lượng ban đầu của chén cân có cát, đũa nắp và mẫu thử, g ;
    M3 – Khối lượng cuối cùng của chén cân có cát, đũa, nắp và mẫu thử, g;
    Kết quả thử là trung bình cộng củahai phép xác định tính chính xác đến 0,01g.
    2. Xác định hàm lượng nước của sữa bột
    2.1. Thuật ngữ và định nghĩa
    Hàm lượng nước của sữa bột là khối lượng bị mất sau khi s6ýa sản phẩm ở nhiệt độ ( 102 ± 2 )0C đến khối lượng không đổi.
    2.2. Bản chất của phương pháp
    Làm bốc hơi ẩm của mẫu thử bằng cách sấy nóng mẫu trong tủ sấy ở nhiệt độ ( 102 ± 2 )0C đến khi đạt khối lượng không đổi.
    2.3. Thiết bị và vật liệu phụ
    2.3.1. Cân phân tích có giới hạn cân 200g, giá trị vạch chia 0,0001g .
    2.3.2. Bình hút ẩm chứa silicagen có chất chỉ thị độ ẩm hoặc cloruacanxi đã nung.
    2.3.3. Tủ sấy ở nhiệt độ ( 102 ± 2 )0C. Nhiệt độ phải đều trong moị vị trí .
    2.3.4. Chén cân bằng kim loại không bị ăn mòn ( nhôm, niken, thép không gỉ ), hoặc bằng thủy tinh trung tính có chiều cao khoảng 2,5cm, đường kính khoảng 5cm có nắp kín.
    2.3.5. Bình hoặc lọ ( có nắp kín ) dùng để trộn mẫu.
    2.3.6. Nhiệt kế phòng thí nghiệm có giới hạn đo từ 0 đến 1500C giá trị vạch chia 10C.
    2.3.7. Thìa hoặc bay trộn bằng kim loại không bị ăn mòn.
    2.4. Lấy mẫu
    Lấy mẫu được tiến hành theo thỏa thuận giữa các bên.
    2.5. Chuẩn bị mẫu
    Cho mẫu sữa bột vào bình khô, có dung tích gấp đôi thể tích mẫu. Đậy ngay nắp lại, trộn mẫu thử bằng cách lắc và lật bình cho đều mẫu.
    Trong quá trình chuẩn bị mẫu phải hạn chế tiếp xúc với không khí tránh hút ẩm. Mẫu phải có nhiệt độ phòng.
    2.6. Tiến` hành thử
    Đặt chén cân không có nắp và nắp vào tủ sấy ở nhiệt độ ( 102 ± 2 )0C trong 1 giờ. Đậy nắp chén cân và làm nguội chén đến nhiệt độ phòng bằng cách cho vào bình hút ẩm, sau đó cân bình, phép cân này và các phép cân sau được tiến hành với độ chính xác 0,0001g.
    Cho 2g sữa khô vào chén cân, đậy nắp và cân nhanh. Sau đó đặt chén chén cân không đậy nắp và nắp vào tủ sấy ở nhiệt độ ( 102 ± 2 )0C trong 2 giờ. Đậy nắp lại và đưa sangbình hút ẩm làm nguội đến nhiệt độ phòng và cân nhanh.
    Lại đưa chén vào tủ sấy, sấy trong 1 giờ, rồi làm nguội và cân.
    Lặp lại việc sấy trong khoảng 2 đến 3 giờ cho đến khi chênh lệch khối lượng hai lần cân, giữa 2 lần sấy không lớn hơn 0,0005g. Sauk hi sấy mà khối lượng tăng, lấy kết quả nhỏ nhất.
    2.7. Tính kết quả
    Hàm lượng nước ( X ) tính bằng gam cho 100g sản phẩm xác định
    X = (( M2 – M3 )/ ( M2 – M1 ))*100
    Trong đó :
    M1 – Khối lượng chén cân tính cả nắp, g ;
    M2 – Khối lượng ban đầu của chén cân ( tính cả nắp ) có mẫu để lấy phân tích, g ;
    M3 – Khối lượng lần cuối của chén cân ( tính cả nằp ) có mẫulấy để phân tích, g ;
    Kết quả thử là trung bình cộng của hai[phép xác định, tính chính xác đến 0,01g.
    2.8. Đánh giá kết quả
    Chênh lệch kết quả thử của một mẫu giữa hai phép xác định song song ( do cùng một người thực hiện đồng thời hoặc liên tiếp ) khônglớn hơn 0,06g nước trên 100g sản phẩm. Chênh lệch kết quả thử giữa hai phòng thí nghiệm không được vượt quá 0,12g nước trên 100g sản phẩm.

    ____________________________
    xem thêm bằng file đính kèm
    Code:
    http://www.mediafire.com/view/4z0yz3ts000d18zka7/TCVN_5533_1991.pdf

      Hôm nay: Thu May 02, 2024 6:40 am