TRƯƠNG BÁCH CHIẾN

Xin post bài với cách viết của NGƯỜI VIỆT, NGÔN NGỮ VIỆT. Sẽ xóa vĩnh viễn các NICK đăng bài thô tục, không có dấu.

Join the forum, it's quick and easy

TRƯƠNG BÁCH CHIẾN

Xin post bài với cách viết của NGƯỜI VIỆT, NGÔN NGỮ VIỆT. Sẽ xóa vĩnh viễn các NICK đăng bài thô tục, không có dấu.

TRƯƠNG BÁCH CHIẾN

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
TRƯƠNG BÁCH CHIẾN

Chào mừng các bạn đến với trang giao lưu PHÂN TÍCH - KIỂM NGHIỆM - CHẤT LƯỢNG. Hãy đăng nhập để được tham gia Forum cùng Admine Trương Bách Chiến. Phần popup Quảng cáo, xin các bạn đừng Click vào. Cảm ơn.


    Sử dụng phần mềm PowerPoint trong Tin học ứng dụng - Phần 2

    ThuyMinh
    ThuyMinh
    Ngôi sao sáng
    Ngôi sao sáng


    Tổng số bài gửi : 3
    Join date : 15/09/2013

    Sử dụng phần mềm PowerPoint trong Tin học ứng dụng - Phần 2 Empty Sử dụng phần mềm PowerPoint trong Tin học ứng dụng - Phần 2

    Bài gửi by ThuyMinh Fri Sep 20, 2013 7:55 pm

    - tiếp theo –
    PHẦN 2: XÂY DỰNG & THIẾT KẾ BÀI THUYẾT TRÌNH
    2.1. Xác định mục tiêu bài báo cáo

    Trong nghiên cứu, thực hành hướng tập trung vào sản phẩm nghiên cứu được. Trên cơ sở đó xác định đích cần đạt tới của cả bài về kiến thức, kĩ năng, thái độ. Đó chính là mục tiêu
    2.2. Lựa chọn kiến thức cơ bản, xác định đúng những nội dung trọng tâm

    Để xác định được đúng kiến thức cơ bản thì cần phải đọc thêm tài liệu, sách báo tham khảo để mở rộng hiểu biết về các vấn đề và tạo khả năng chọn đúng kiến thức cơ bản.
    2.3. Multimedia hoá kiến thức

    Đây là bước quan trọng cho việc thiết kế bài thuyết trình báo cáo. Việc multimedia hoá kiến thức được thực hiện qua các bước:
    - Dữ liệu hoá thông tin kiến thức
    - Phân loại kiến thức được khai thác dưới dạng văn bản, bản đồ, đồ hoạ, ảnh tĩnh, phim, âm thanh...
    - Tiến hành sưu tập hoặc xây dựng mới nguồn tư liệu sẽ sử dụng trong bài báo cáo. Nguồn tư liệu này thường được lấy từ một phần mềm nghiên cứu, thực hành nào đó hoặc từ internet, ... hoặc được xây dựng mới bằng đồ hoạ, bằng ảnh quét, ảnh chụp, quay video, bằng các phần mềm đồ hoạ chuyên dụng như Macromedia Flash...
    - Chọn lựa các phần mềm nghiên cứu, thực hành có sẵn cần dùng đến trong bài báo cáo để đặt liên kết.
    - Xử lý các tư liệu thu được để nâng cao chất lượng về hình ảnh, âm thanh. Khi sử dụng các đoạn phim, hình ảnh, âm thanh cần phải đảm bảo các yêu cầu về mặt nội dung, phương pháp, thẩm mỹ.
    2.4. Xây dựng các thư viện tư liệu
    Sau khi có được đầy đủ tư liệu cần dùng cho bài thuyết trình báo cáo, phải tiến hành sắp xếp tổ chức lại thành thư viện tư liệu, tức là tạo được cây thư mục hợp lý. Cây thư mục hợp lý sẽ tạo điều kiện tìm kiếm thông tin nhanh chóng và giữ được các liên kết trong bài báo cáo đến các tập tin âm thanh, video clip khi sao chép bài báo cáo từ ổ đĩa nay sang ổ đĩa khác, từ máy này sang máy khác.
    2.5. Lựa chọn ngôn ngữ hoặc các phần mềm trình diễn để xây dựng tiến trình nghiên cứu, thực hành thông qua các hoạt động cụ thể

    Sau khi đã có các thư viện tư liệu, người thực hiện đề tài cần lựa chọn ngôn ngữ hoặc các phầm mềm trình diễn thông dụng để tiến hành xây dựng bài bảo vệ đề tài.
    Trước hết cần chia quá trình nghiên cứu, thực hành trong giờ lên lớp thành các hoạt động nhận thức cụ thể. Dựa vào các hoạt động đó để định ra các slide (trong PowerPoint) hoặc các trang trong Frontpage. Sau đó xây dựng nội dung cho các trang (hoặc các slide). Tuỳ theo nội dung cụ thể mà thông tin trên mỗi trang/slide có thể là văn bản, đồ hoạ, tranh ảnh, âm thanh, video clip...
    Văn bản cần trình bày ngắn gọn cô đọng, chủ yếu là các tiêu đề và dàn ý cơ bản. Nên dùng một loại font chữ phổ biến, đơn giản, màu chữ được dùng thống nhất tuỳ theo mục đích sử dụng khác nhau của văn bản như câu hỏi gợi mở, dẫn dắt, hoặc giảng giải, giải thích, ghi nhớ, câu trả lời... Khi trình bày nên sử dụng sơ đồ khối để người nghe thấy ngay được cấu trúc logic của những nội dung cần trình bày.

    Không nên lạm dụng các hiệu ứng trình diễn theo kiểu "bay nhảy" thu hút sự tò mò không cần thiết của người nghe, phân tán chú ý trong lúc nghe, lúc theo dõi, mà cần chú ý làm nổi bật các nội dung trọng tâm, khai thác triệt để các ý tưởng tiềm ẩn bên trong các đối tượng trình diễn thông qua việc nêu vấn đề, hướng dẫn, tổ chức hoạt động nhận thức nhằm phát triển tư duy của người nghe.
    Cuối cùng là thực hiện các liên kết (hyperlink) hợp lý, logic lên các đối tượng trong bài báo cáo. Đây chính là ưu điểm nổi bật có được trong bài thuyết trình báo cáo nên cần khai thác tối đa khả năng liên kết. Nhờ sự liên kết này mà bài báo cáo được tổ chức một cách linh hoạt, thông tin được truy xuất kịp thời, người nghe dễ tiếp thu.
    2.6. Chạy thử chương trình, sửa chữa và hoàn thiện
    Sau khi thiết kế xong, phải tiến hành chạy thử chương trình, kiểm tra các sai sót, đặc biệt là các liên kết để tiến hành sửa chữa và hoàn thiện. Kinh nghiệm cho thấy không nên chạy thử từng phần trong quá trình thiết kế.

    - còn nữa –

      Hôm nay: Sun Apr 28, 2024 4:33 pm